Nhập quốc tịch Mỹ là cách duy nhất để trở thành công dân Mỹ. Vậy làm sao để nhập quốc tịch Mỹ?
Khi nhập quốc tịch Mỹ, người nhập cư sẽ chính thức trở thành công dân Mỹ và được hưởng toàn bộ quyền lợi như chính sách phúc lợi, quyền bầu cử liên bang, quyền tranh cử vào các vị trí cấp cao,… Với hộ chiếu Hoa Kỳ, quý vị có thể tự do đi lại hơn 180 quốc gia mà không cần xin thị thực.
Nếu quý vị đang mong muốn nhập tịch tại quốc gia này, cùng đọc bài viết sau đây của Interimm để cập nhật các điều kiện và quy trình nhập quốc tịch Mỹ nhé!
Điều kiện và quy trình nhập quốc tịch Mỹ
1. Lợi ích khi nhập quốc tịch Mỹ
Thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ được hưởng hầu hết các quyền lợi như công dân Mỹ. Quý vị có thể tự do đi lại, sinh sống, kinh doanh, làm việc, học tập trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ mà không gặp phải bất cứ ràng buộc nào. Tuy nhiên, nếu vắng mặt tại Mỹ từ 6 tháng đến 1 năm, thường trú nhân vẫn phải làm các thủ tục hồ sơ để đảm bảo quyền lợi được nhập cảnh lại vào Mỹ của mình.
Chính vì vậy, việc nhập quốc tịch và trở thành công dân Mỹ luôn là mơ ước của nhiều thường trú nhân tại quốc gia này. Việc trở thành công dân Mỹ sẽ mang đến cho quý vị những lợi ích sau đây:
Quyền bầu cử: Khi còn trong tình trạng thường trú nhân, quý vị vẫn có thể bầu cử tại một số thành phố địa phương nhất định. Sau khi nhập quốc tịch Mỹ, quý vị có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang.
Quyền tranh cử: Trở thành công dân Mỹ, quý vị có đủ điều kiện để tranh cử trong các cuộc bầu cử tại quốc gia này.
Quyền cư trú hợp pháp vĩnh viễn: Với quốc tịch Mỹ, quý vị có quyền cư trú vĩnh viễn tại quốc gia này. Công dân Mỹ không cần phải làm thủ tục xin nhập cư, không cần chi trả các khoản phí nộp hồ sơ xin nhập cư, không cần gia hạn/thay thế visa, không cần đăng ký với Chính phủ Mỹ nếu muốn xuất cảnh thời gian dài.
Được làm việc trong nhóm ngành hành chính công: Theo quy định của Luật Pháp Hoa Kỳ, chỉ có công dân Mỹ mới được làm việc trong các cơ quan Chính phủ Mỹ. Những vị trí trong cơ quan hành chính công thường có mức lương cao và nhận được nhiều phúc lợi hơn so với công việc tương tự trong khu vực tư nhân.
Không sợ bị trục xuất: Công dân Mỹ không thể bị buộc rời khỏi Mỹ, kể cả khi bị kết án hoặc bị bắt. Quý vị chỉ bị trục xuất khỏi quốc gia này khi bị tước đi quyền công dân, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra.
Con cái tự động nhập quốc tịch Mỹ: Sau khi quý vị trở thành công dân Mỹ, con cái của quý vị cũng tự động có quốc tịch Mỹ. Trong trường hợp trẻ sinh ra ở ngoài lãnh thổ Mỹ, quý vị nhớ thông báo cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ để xác nhận quốc tịch cho con.
Sở hữu một trong những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới: Với hộ chiếu Mỹ, quý vị có thể tự do đi đến hơn 180 quốc gia mà không cần xin thị thực. Nếu đang ở nước ngoài và gặp tình huống khẩn cấp, quý vị có thể liên hệ nhanh chóng với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ tại địa phương.
Sở hữu quốc tịch Mỹ mang lại nhiều quyền lợi hấp dẫn
2. Yêu cầu khi nhập quốc tịch Mỹ
Để được nhập quốc tịch Mỹ, thường trú nhân cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh và phải hiểu biết về lịch sử, chính trị Mỹ.
Từ 18 tuổi trở lên.
Phải trung thành với Hiến Pháp Mỹ và sẵn sàng gia nhập quân đội Mỹ.
Là người có phẩm chất đạo đức tốt, chưa từng vi phạm pháp luật tại Mỹ như trốn nghĩa vụ quân sự, trộm cắp, sử dụng giấy tờ giả, buôn hàng cấm, giết người, bị kết án vào các Đại tội kể từ ngày 29/11/1990.
Là thường trú nhân Mỹ có thẻ xanh ít nhất 5 năm (thời gian ở Mỹ phải đủ 2,5 năm), hoặc kết hôn với 1 công dân Mỹ được 3 năm (thời gian ở Mỹ trên 18 tháng).
Vượt qua bài kiểm tra nhập quốc tịch gồm 2 phần: Kiểm tra Tiếng Anh và Kiểm tra công dân (gồm kiến thức về Lịch sử và Chính phủ Hoa Kỳ).
Nam giới đã sống ở Mỹ trong độ tuổi từ 18 – 25 phải đăng ký Selective Service System (Hệ thống nghĩa vụ chọn lọc – chương trình duy trì danh sách những công dân nam ở Mỹ đủ điều kiện nhập ngũ).
Để được nhập tịch Mỹ, thường trú nhân phải đáp ứng các yêu cầu và quy định
Những trường hợp được miễn giảm điều kiện thi nhập tịch Mỹ:
Người trên 50 tuổi và là thường trú nhân sống tại Mỹ ít nhất 20 năm.
Trên 55 tuổi và là thường trú nhân sống tại Mỹ ít nhất 15 năm.
Trên 65 tuổi và là thường trú nhân đã sinh sống tại Mỹ ít nhất 20 năm.
Người từ 50 tuổi trở lên và sống ở Mỹ tối thiểu 15 năm được miễn giảm điều kiện nhập tịch
3. Điều kiện để nhập quốc tịch Mỹ
Để đánh giá một thường trú nhân có đủ điều kiện để nhập quốc tịch Mỹ không, cần xem xét các yếu tố sau:
Thời gian thường trú hoặc tạm trú tại Mỹ.
Lịch sử cống hiến và phục vụ trong quân đội Mỹ
Cụ thể, các điều kiện để nhập quốc tịch Mỹ gồm:
Đối tượng
Thời gian tối thiểu sinh sống ở Mỹ
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký nhập quốc tịch Mỹ
Thường trú nhân không có hoàn cảnh đặc biệt
30 tháng ( ~ 2 năm rưỡi)
Sau 05 năm sinh sống
Thường trú nhân có quan hệ vợ/chồng với công dân Mỹ
18 tháng (~ 1 năm rưỡi)
Sau 03 năm sinh sống
● Góa phụ
● Góa phụ của một quân nhân Mỹ đã hy sinh trong quá trình phục vụ quân đội
Không quy định
Vào bất cứ thời gian nào
Thường trú nhân có tối thiểu một năm phục vụ quân đội Mỹ trong thời bình
Không quy định
Trong lúc tại ngũ hoặc trong vòng 6 tháng sau khi xuất ngũ và được vinh danh
Thường trú nhân phục vụ quân đội trong thời bình ít hơn 1 năm
30 tháng (~ 2 năm rưỡi)
Sau 05 năm sinh sống
Thường trú nhân có thời gian phục vụ quân đội trong thời bình tối thiểu 1 năm và đã xuất ngũ cách đây 6 tháng
30 tháng (~ 2 năm rưỡi)
Sau 05 năm sinh sống
4. Quy trình xin nhập tịch tại Mỹ
Thủ tục nhập quốc tịch Mỹ bao gồm quá trình chuẩn bị hồ sơ và thi nhập tịch Mỹ:
Chuẩn bị hồ sơ nhập tịch Mỹ:
Bản sao thẻ xanh Mỹ
Đơn xin nhập tịch (đơn N-400)
Ảnh thẻ
Chuẩn bị 725 USD để nộp đơn thi quốc tịch (gồm 640 USD để xử lý hồ sơ và 85 USD cho phí sinh trắc học). Những người nhập tịch theo diện “ứng viên quân đội” sẽ được miễn toàn bộ chi phí nộp đơn và sinh trắc học. Người nộp đơn trên từ 75 tuổi trở lên được miễn phí sinh trắc học.
Các hồ sơ cần thiết để nhập tịch Mỹ
Quy trình xin nhập tịch tại Mỹ gồm 10 bước sau đây:
Bước 1 – Xác định tư cách công dân Mỹ: Nếu ứng viên không phải là công dân Mỹ khi mới sinh ra hoặc không tự động có quốc tịch từ cha mẹ sau khi sinh, hãy xem tiếp các bước kế tiếp
Bước 2 – Xác định điều kiện nhập quốc tịch Mỹ: Hoàn thành đơn M-480 trên website của USCIS để xác định mức độ đáp ứng các điều kiện nhập quốc tịch Mỹ.
Bước 3 – Hoàn thành đơn N-400 và hồ sơ xin nhập quốc tịch: Điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn của USCIS để hoàn thành đơn N-400. Thu thập tất cả tài liệu liên quan để làm minh chứng về việc đủ điều kiện nhập tịch Mỹ.
Bước 4 – Nộp đơn đăng ký nhập tịch, lệ phí: Nộp trực tuyến trên website USCIS (trừ trường hợp nộp theo diện nghĩa vụ quân sự, nộp từ nước ngoài, xin miễn giảm lệ phí) hoặc gửi bản cứng đến các văn phòng USCIS. USCIS sẽ gửi đến ứng viên biên nhận sau khi đã tiếp nhận hồ sơ.
Bước 5 – Lấy sinh trắc học (nếu có): Trong trường hợp cần lấy thông tin sinh trắc (chủ yếu là vân tay), USCIS sẽ gửi lịch hẹn đến ứng viên. Người xin nhập tịch cần đến đúng địa điểm theo hẹn để lấy sinh trắc học.
Bước 6 – Phỏng vấn với USCIS và làm bài thi:
Phỏng vấn: Ứng viên sẽ nhận được thông báo hẹn về lịch phỏng vấn trực tiếp với USCIS. Mục đích của buổi phỏng vấn là để xác minh tính chính xác của các thông tin trong hồ sơ xin nhập tịch.
Làm bài thi: Bài thi gồm 2 phần kiểm tra Tiếng Anh và kiểm tra kiến thức về Lịch sử, Chính Phủ Mỹ.. Mỗi ứng viên sẽ có 2 cơ hội làm bài, một lần vào buổi phỏng vấn và một lần nữa vào ngày hôm sau.
Bước 7 – Nhận kết quả: USCIS sẽ thông báo bằng văn bản về kết quả xin nhập tịch của ứng viên. Có 3 trường hợp sau đây:
Chấp thuận: USCIS phê duyệt đơn N-400 nếu các thông tin trong hồ sơ chính xác, thỏa mãn với điều kiện nhập tịch
Đang xử lý: Hồ sơ có thể tiếp tục xử lý và ứng viên cần phải bổ sung tài liệu cho USCIS. Kết quả này cũng có thể do ứng viên không vượt qua bài thi của USCIS trong lần đầu tiên.
Bị từ chối: Đơn N-400 bị từ chối nếu các bằng chứng trong hồ sơ không đáp ứng các điều kiện nhập tịch
Bước 8 – Nhận thông báo về việc thực hiện Lời Tuyên thệ Trung thành: Trong trường hợp đơn N-400 được chấp thuận, ứng viên sẽ được tham gia buổi lễ nhập tịch vào cùng ngày phỏng vấn. Nếu không, USCIS sẽ gửi thông báo về thời gian và địa điểm cụ thể sau buổi phỏng vấn.
Bước 9 – Thực hiện Lời Tuyên thệ Trung thành: Cho đến khi đã thực hiện Lời Tuyên thệ Trung thành, ứng viên mới được công nhận là công dân Mỹ. Nhân viên USCIS sẽ cấp Giấy chứng nhận Quyền công dân cho ứng viên sau khi ứng viên đã hoàn thành đơn N-445.
Bước 10 – Hiểu các kiến thức về quốc tịch Mỹ: Kiểm tra danh sách về quyền lợi và các nghĩa vụ mà mọi công dân Mỹ phải tuân theo.
10 bước trong quy trình nhập tịch Mỹ
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Một người có thể có hai quốc tịch không?
Được. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch năm 2014 cho phép mỗi công dân Việt Nam được phép mang tối đa 2 quốc tịch. Điều này áp dụng cho 4 nhóm đối tượng sau đây: những người được Chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam đã định cư và nhập tịch ở một quốc gia khác nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt, trẻ em là con nuôi.
5.2 Không có thẻ xanh Mỹ có nhập quốc tịch Mỹ được không?
Không. Người muốn nhập tịch Mỹ phải sở hữu được thẻ xanh Mỹ trước đó (thẻ xanh 2 năm hoặc thẻ xanh 10 năm) bằng cách: Đầu tư theo diện EB-5, được bảo lãnh bởi người thân là thường trú nhân/công dân Mỹ, định cư theo diện bảo lãnh doanh nghiệp, kết hôn với công dân Mỹ,… và đáp ứng đủ điều kiện về thời gian sinh sống tại Mỹ theo quy định.
Vừa rồi, Interimm đã giới thiệu đến quý vị quy trình và các điều kiện để nhập quốc tịch Mỹ. Việc trở thành công dân Mỹ mang lại rất nhiều quyền lợi mà bất cứ ai nhập cư vào quốc gia này cũng mơ ước. Việc đầu tiên để được nhập tịch là quý vị cần sở hữu thẻ xanh Mỹ. Liên hệ ngay đến Interimm để được tư vấn, hỗ trợ đầu tư định cư tại Mỹ nhé!
Interimm được thành lập vào năm 2016 và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư định cư Mỹ, Canada, Úc và Châu Âu uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với triết lý “Mỗi khách hàng thành công là một giải pháp di trú toàn diện”, Interimm cam kết cung cấp cho khách hàng những giải pháp di trú toàn diện, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cụ thể của mỗi khách hàng.